Chứng đạo
Chứng đạo là sạch Vô Minh, Minh hiện tiền, là tâm bất động trước các pháp và các cảm thọ. Chứng đạo là chứng một đạo lực có BốnThần Túc để thực hiện Tam Minh, làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sinh luân hồi, trước khi chết phải biết mình đi về đâu? ở đâu? phải làm chủ được sự sống chết.
Chứng đạo là chứng trạng thái tâm định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Khi ý thức muốn sai bảo thân tâm làm một việc gì thì thân tâm làm theo đúng như ý. Chứng đạo chỉ là sống với một tâm không bị dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu tác động, tâm không còn tham pháp, sân pháp, si pháp. Trong sự chứng đạo chỉ có một điều quan trọng nhất, đó là phải sống đúng giới luật.
Chứng đạo không có nghĩa là chứng thần thông, phép lực cao cường, hô phong, hoán võ, tàng hình, biến hóa, đằng vân, độn thổ, biết chuyện quá khứ, vị lai của mọi người, v.v... mà chứng đạo chỉ là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
Cho nên, chứng đạo không có chứng một cái gì cao siêu, huyền bí và vĩ đại cả, chỉ là sống với cái tâm bình thường như mọi người, nhưng không có chướng ngại pháp nào làm cho tâm người ấy bị giao động, lúc nào cũng sống với tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Tâm không kềm chế; không bị bắt buộc phải tu tập như thế này, phải làm như thế kia. Chứng đạo của Phật giáo là chứng một điều gì có lợi ích giải thoát khỏi mọi sự ưu bi sầu khổ và bệnh tật nơi thân tâm mình, chứ không phải chứng đạo để nói suông, để làm chiêm tinh gia, để trở thành những nhà ảo thuật.
Người tu chứng đạo mới giảng giải nỗi nghĩa lý thâm sâu của kinh sách Phật, Nếu tâm tham, sân, si còn đủ (người tu chưa chứng đạo) thì làm sao hiểu được kinh sách Phật. Chứng đạo là phải chứng nghiệm bằng hành động sự thật chứ không phải bằng lời nói suông, phải nhập Tứ Thánh Định một tuần lễ, ai chửi mắng hay làm bất cứ một việc gì, biết mà vẫn thản nhiên Tâm Bất Động.
Đường đi đến chứng đạo là con đường Tứ Niệm Xứ. Nếu không trên pháp môn Tứ Niệm Xứ tu tập thì không bao giờ chứng đạo, nhưng trên Tứ Niệm Xứ tu tập thì phải tỉnh giác, nếu thiếu tỉnh giác thì không tu tập được.
Năng lực của những người tu chứng đạo là ý thức của họ hoàn toàn chủ động điều khiển sự sống chết của cơ thể họ. Cho nên người tu chứng đạo làm chủ sự sống chết không có khó khăn, không có mệt nhọc. Người chứng đạo là người sống trọn vẹn đầy đủ đạo đức làm người không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.
Đạo Phật không chấp nhận thần thông, cho nên phải dẹp nó qua một bên, có nghĩa là xem thần thông không quan trọng, có thần thông hay không có thần thông không phải là chỗ chứng đạo của Phật giáo. Chứng đạo của Đức Phật xẩy ra khi tâm đức Phật bất động thanh thản, an lạc và vô sự kéo dài từ ngày này sang ngày khác, cho đến khi tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự hoàn toàn, khi các ác pháp chướng ngại không còn nữa, thì đức Phật cảm nhận tâm mình bất động thanh thản an lạc và vô sự luôn luôn đang ở trên bốn chỗ của thân, thọ, tâm, pháp.
Đức Phật để cho trạng thái tâm tự nhiên đó kéo dài suốt 7 ngày đêm liền. Sau khi ở trong trạng thái này suốt 7 ngày đêm như vậy thì đức Phật biết mình đã chứng đạo.
Chứng đạo là chứng trạng thái tâm định tĩnh, nhu nhuyễn, dễ sử dụng. Khi ý thức muốn sai bảo thân tâm làm một việc gì thì thân tâm làm theo đúng như ý. Chứng đạo chỉ là sống với một tâm không bị dục lậu, hữu lậu và vô minh lậu tác động, tâm không còn tham pháp, sân pháp, si pháp. Trong sự chứng đạo chỉ có một điều quan trọng nhất, đó là phải sống đúng giới luật.
Chứng đạo không có nghĩa là chứng thần thông, phép lực cao cường, hô phong, hoán võ, tàng hình, biến hóa, đằng vân, độn thổ, biết chuyện quá khứ, vị lai của mọi người, v.v... mà chứng đạo chỉ là tâm bất động trước các ác pháp và các cảm thọ.
Cho nên, chứng đạo không có chứng một cái gì cao siêu, huyền bí và vĩ đại cả, chỉ là sống với cái tâm bình thường như mọi người, nhưng không có chướng ngại pháp nào làm cho tâm người ấy bị giao động, lúc nào cũng sống với tâm thanh thản, an lạc và vô sự.
Tâm không kềm chế; không bị bắt buộc phải tu tập như thế này, phải làm như thế kia. Chứng đạo của Phật giáo là chứng một điều gì có lợi ích giải thoát khỏi mọi sự ưu bi sầu khổ và bệnh tật nơi thân tâm mình, chứ không phải chứng đạo để nói suông, để làm chiêm tinh gia, để trở thành những nhà ảo thuật.
Người tu chứng đạo mới giảng giải nỗi nghĩa lý thâm sâu của kinh sách Phật, Nếu tâm tham, sân, si còn đủ (người tu chưa chứng đạo) thì làm sao hiểu được kinh sách Phật. Chứng đạo là phải chứng nghiệm bằng hành động sự thật chứ không phải bằng lời nói suông, phải nhập Tứ Thánh Định một tuần lễ, ai chửi mắng hay làm bất cứ một việc gì, biết mà vẫn thản nhiên Tâm Bất Động.
Đường đi đến chứng đạo là con đường Tứ Niệm Xứ. Nếu không trên pháp môn Tứ Niệm Xứ tu tập thì không bao giờ chứng đạo, nhưng trên Tứ Niệm Xứ tu tập thì phải tỉnh giác, nếu thiếu tỉnh giác thì không tu tập được.
Năng lực của những người tu chứng đạo là ý thức của họ hoàn toàn chủ động điều khiển sự sống chết của cơ thể họ. Cho nên người tu chứng đạo làm chủ sự sống chết không có khó khăn, không có mệt nhọc. Người chứng đạo là người sống trọn vẹn đầy đủ đạo đức làm người không làm khổ mình, không làm khổ người và không làm khổ tất cả chúng sanh.
Đạo Phật không chấp nhận thần thông, cho nên phải dẹp nó qua một bên, có nghĩa là xem thần thông không quan trọng, có thần thông hay không có thần thông không phải là chỗ chứng đạo của Phật giáo. Chứng đạo của Đức Phật xẩy ra khi tâm đức Phật bất động thanh thản, an lạc và vô sự kéo dài từ ngày này sang ngày khác, cho đến khi tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự hoàn toàn, khi các ác pháp chướng ngại không còn nữa, thì đức Phật cảm nhận tâm mình bất động thanh thản an lạc và vô sự luôn luôn đang ở trên bốn chỗ của thân, thọ, tâm, pháp.
Đức Phật để cho trạng thái tâm tự nhiên đó kéo dài suốt 7 ngày đêm liền. Sau khi ở trong trạng thái này suốt 7 ngày đêm như vậy thì đức Phật biết mình đã chứng đạo.
Gợi ý
-
Người tu chứng đạo bằng miệng lưỡi
là những người không xứng đáng đứng lớp dạy. Người đứng lớp chỉ để truyền đạt tư tưởng đạo đức cho học viên, nhưng về tinh thần thì học viên và giảng viên đều thể hiện nét bình đẳng trong đạo Phật rất rõ ràng.
-
Chưa chứng đạo
Giới luật chưa nghiêm chỉnh, còn ăn uống phi thời, chưa sống thiểu dục tri túc, còn dùng phương pháp dưỡng sinh trị bệnh là chưa chứng đạo.